Monday, January 25, 2021

Học Văn Chị Hiên 2

 

Một nhận thức rất quan trọng, nhất là đối với loại hình nghệ thuật ngôn từ (văn học), đó là không có gì nằm ngoài ngôn ngữ. Cụ thể hơn, ngôn ngữ tạo ra hiện thực, tạo ra thế giới, tạo ra nhà văn. Bởi thế, đặt vấn đề hiện thực trong văn chương là một cách để hình dung về sự vận hành và biểu đạt của ngôn ngữ. Nghĩa là, ngôn ngữ hiện thực hóa kinh nghiệm, trí tưởng, hiểu biết, suy tư, cảm xúc của con người. Tuy nhiên, mỗi người, mỗi nhà văn có một cách biểu đạt riêng, vì thế, cái cách thế giới hiện ra không hoàn toàn giống nhau qua các ngôn ngữ.

NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ 


Có thể, không bao giờ chúng ta nhìn thấy những thực tại ấy, nhưng ngôn ngữ thi ca đem đến cho chúng ta “cảm niệm triết học về thực tại” (Chu Văn Sơn) để có cái nhìn linh hoạt hơn, tiệm cận với những gì không thể giải thích, không thể định hình trong thực tại. Một thi sĩ đương đại khác của Việt Nam là Mai Văn Phấn cũng có cách kiến tạo hiện thực đầy giá trị biểu tượng trong bài Hoang tưởng năm 2000, ông viết:

 

“Thế rồi xe tới Hoàn Nguyên

Họ vụt òa lên nức nở

Nước mắt thành đầu còn cỗ xe thành chân trẻ nhỏ

Khi gửi xiêm y vào gió

Họ ôm chầm lấy nhau”.

 

Đó có phải là hiện thực? Dĩ nhiên, đó là một hiện thực tinh thần với niềm hòa ái và bao dung.

Tất cả rồi sẽ đến “Hoàn Nguyên”, rồi sẽ trở về cái điểm khởi đầu. Nước mắt là biểu tượng của cảm xúc đã thay cho cái đầu - biểu tượng của lý trí; cỗ xe - biểu tượng của văn minh đã thay bằng bàn chân trẻ nhỏ - biểu tượng của nguyên sơ; gửi xiêm y vào gió là hình ảnh tượng trưng của việc rũ bỏ các kiến tạo bên ngoài, trở về với hình hài nguyên thủy. Họ - con người, ôm chầm lấy nhau, khi nhận ra mọi thứ mà con người tạo ra ngày càng làm con người xa nhau. Bài thơ của Mai Văn Phấn quả thực đã đem lại cho chúng ta cái nhìn nhân văn hơn về đời sống, cũng như những khát vọng đưa con người đến gần nhau hơn.

 

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Hiện thực trong văn chương chấp nhận mọi khả năng mà con người - chủ thể sáng tạo, có thể liên tưởng, suy tưởng, tưởng tượng nên. Trong những sáng tác của Nguyễn Đình Tú (Bãi săn I - Giếng cổ; Bãi săn II - Phản đồ), Uông Triều (Tưởng tượng và dấu vết), Đinh Phương (Nhụy khúc, Mơ Lam Kinh), Nhật Phi (Người ngủ thuê)..., chúng ta có thể nhận ra những diễn biến tinh vi, xa lạ với kinh nghiệm, tri thức của bản thân cũng như những thực tại biểu kiến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thế giới được kiến tạo trong văn chương không thực, phi thực. Đó là kinh nghiệm của chủ thể sáng tạo, là thực tại mà chủ thể sống, lâm vào, trải qua.

Thực tại đó có thể còn thực hơn những gì chúng ta biết qua các giác quan. Không có sự tưởng tượng nào bắt nguồn từ hư vô, cũng như, mọi hư cấu đều xuất phát từ một nền tảng thực tại nhất định. Bởi vậy, tựa như chiếc kính lúp, kính hiển vi, văn chương mang đến cho con người một góc nhìn có tính phân tích, giải phẫu, phóng đại, nhận thức lại hay dự đoán về thực tại. Hiện thực của văn chương, dù hoang đường đến bao nhiêu, vẫn gắn chặt với thực tại qua kinh nghiệm, tri kiến của nhà văn. Ai có thể hình dung được, trong thực tại khách quan tồn tại chiếc cầu dải yếm: “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” (Ca dao). Nhưng đó là hiện thực của tâm hồn những chàng trai, cô gái đang tuổi yêu đương. Chiếc cầu dải yếm kia là tất cả nỗi hoài mong, trông đợi, ân cần, đắm đuối mà người con gái dành cho người mình yêu. Nỗi niềm ấy, thực hóa mọi ước ao, dù là hoang đường, phi lý nhất. Ai bảo dải yếm kia chẳng thể là chiếc cầu?

Ngôn ngữ tạo nên tất cả đó là một thực tại. Khi nào, ngôn ngữ còn có thể biểu đạt, khi đó chúng ta vẫn phải nhìn nhận rằng, từ ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật (văn học) nói riêng, hiện thực được kiến tạo. Hiện thực trong văn chương, trên những khả năng kỳ diệu của ngôn ngữ nghệ thuật, đem đến cho chúng ta cái nhìn sinh động hơn, đa dạng, phong phú hơn về thực tại, làm đầy đủ hơn những chiều kích của thực tại.

Đến bây giờ, có lẽ ít ai đòi hỏi một cách ngây thơ rằng, hiện thực trong văn chương phải giống đúc, vừa khít với thực tại khách quan. Lý luận văn học, mỹ học và nhận thức chung về nghệ thuật đã giúp con người đương đại nhận ra tính chất “đặc thù” của văn học nghệ thuật trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh, biểu đạt về thực tại. Sẽ đến lúc nào đó, chúng ta nhận thức thêm rằng, văn học chính là một biến dạng đầy sinh động của triết học. Khi ấy, câu chuyện hiện thực đời sống, hiện thực văn chương sẽ có cơ hội được xem xét một cách kỹ lưỡng hơn nữa.


                    NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


1. Dạng đề so sánh liên hệ

Đề 1: 

MB: dẫn dắt + nêu vấn đề

TB: 

LĐ 1: Khái quát về Nguyễn Tuân và “NLĐSĐ”; HPNT và “AĐĐTCDS”

LĐ 2: Cảm nhận vẻ đẹp của 2 dòng sông

  • Sông Đà: hung bạo và trữ tình
  • Sông Hương: vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa, lịch sử, thi ca, âm nhạc...

LĐ 3: So sánh

  • Tương đồng: 
  • vẻ đẹp trữ tình, nên thơ, thơ mộng
  • Tình yêu thiên nhiên đất nước của 2 nhà văn
  • Khác biệt:
  • Vẻ đẹp hung bạo của SĐ khác với vẻ đẹp trầm mặc của SH

LĐ 4: Lí giải và làm nổi bật phong cách sáng tác của 2 tg

  • Do vị trí địa lí của 2 con sông: SĐ ở Tây Bắc, SH ở Huế
  • Phong cách 2 nhà văn: Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác, người thợ kim hoàn của chữ, HPNT là nhà Huế học với giọng văn nhẹ nhàng, kết hợp chất trí tuệ và chất trữ tình.

LĐ 5: Đánh giá

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng 

Đề 2: Tương tự đề 1. Khác ở LĐ 4: Lí giải và nhận xét: cần khẳng định rõ tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước của 2 nhà văn này.

Đề 3: 

MB: Dẫn dắt + Nêu vấn đề

TB:

LĐ 1: Khái quát về Nguyễn Tuân và 2 tác phẩm

LĐ 2: Phân tích hình tượng nhân vật:

  • Nhân vật Huấn Cao trong “CNTT”
  • Nhân vật người lái đò SĐ

LĐ 3: Nhận xét sự thay đổi về hình tượng nhân vật trước và sau CM

a. Nét chung (tính thống nhất):

- Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

- Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.

- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.

b. Nét riêng (tính khác biệt):

- Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.

- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi, đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.

LĐ 4: Đánh giá

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng

Đề 4: Tương tự đề 1. Khác ở chỗ không cần phân tích vẻ đẹp hung bạo của SĐ

 

2. Dạng chứng minh nhận định

Đề 1: 

MB: Dẫn dắt + nêu vấn đề

TB: 

LĐ 1: Khái quát về NT và NLĐSĐ

LĐ 2: Giải thích nhận định:

  • Chất vàng của thiên nhiên: vẻ đẹp, giá trị của thiên nhiên hoang sơ và giàu tiềm năng của TB
  • Chất vàng mười đã qua thử lửa: vẻ đẹp tài năng và tâm hồn của con người TB

=> Qua việc nhìn nhận, khai thác, khẳng định sức mạnh và tiềm năng của thiên nhiên, NT đã cho thấy được tài năng, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động bình thường, họ mang trong mình nét tài hoa nghệ sĩ và khả năng chinh phục thiên nhiên.

LĐ 3: Phân tích chất vàng mười đã qua thử lửa ở nhân vật người lái đò

  • Lai lịch, ngoại hình
  • Tài hoa, trí dũng vô song
  • Người nghệ sĩ trên sông nước

=> Người lao động bình thường mang tầm vóc phi thường

LĐ 4: Đánh giá:

  • Khẳng định tính đúng đắn của nhận định
  • Khẳng định vẻ đẹp của người lao động TB và tài năng cũng như tấm lòng của NT

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng


Đề 2: 

MB: Dẫn dắt + nêu vấn đề

TB: 

LĐ 1: Khái quát về NT và NLĐSĐ

LĐ 2: Giải thích nhận định:

  • Công trình khảo cứu công phu: là một tác phẩm được tạo nên từ công sức tìm tòi, nghiên cứu dựa trên các tài liệu phong phú. Nó thể hiện vốn và tầm hiểu biết của nhà văn, đồng thời cũng đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về các đặc điểm, tính chất của đối tượng được đề cập.
  • Áng văn giàu tính thẩm mĩ: là tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn hảo trong việc tái hiện cái đẹp, khơi gợi những hứng thú và khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc.

LĐ 3: Chứng minh 2 ý kiến

a) Công trình khảo cứu công phu 

  • Tác giả huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về rất nhiều ngành nghề khoa học và nghệ thuật.
  • Địa lí: Sắc nước mỗi mùa, tên của các con thác dọc sông Đà, đặc điểm địa hình, địa thế của sông…
  • Lịch sử: Các thời kì lịch sử khác nhau gắn với Sông Đà: thời tiền sử, thời Hùng Vương, Thời vua chúa phong kiến, thời kháng chiến, thời xây dựng chủ nghĩa xã hội…
  • Văn hoá: Những sinh hoạt vật chất ( đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam) và tinh thần ( bàn cá anh vũ, cá dầm xanh…)
  • Văn học: Hình ảnh con sông Đà trong thơ văn ( Đà giang độc bắc lưu), gợi nhớ thơ Lí Bạch, thơ Ba Lan…
  • Các kiến thức khác: quân sự, thể thao, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu…
  • Cung cấp cho người đọc những hiểu biết về con sông Đà và về cuộc sống người lao động trên sông:
  • Về con sông Đà: từ chiều dài sông, đầu nguồn, lưu vực, tên sông qua các thời kì lịch sử ( Linh Giang)…
  • Về ông đò: Công việc lái đò rất vất vả, khi phải chống chọi lại với ghềnh thác và những hiểm hoạ bất ngờ của thiên nhiên nên đã làm bộc lộ ở người lái đò khả năng chinh phục thiên nhiên.

b) Áng văn giàu tính thẩm mĩ 

  • Người đọc có được khoái cảm thẩm mĩ thực sự trước vẻ đẹp tuyệt vời của con sông Đà hung bạo và trữ tình; vẻ đẹp của ông đò anh hùng và nghệ sĩ. Bên cạnh đó, người đọc còn được thưởng thức vẻ đẹp của một thiên anh hùng ca và một bản tình ca say đắm về thiên nhiên và cuộc sống.
  • Nhà văn đã biến những thông tin khô khan, tư liệu lạnh lùng thành hình tượng sống động, có đời sống, có tâm lí, tính cách, khả năng, số phận…cụ thể
  • Giá trị thẩm mĩ còn thể hiện ở thể văn Tuỳ bút vừa thực tế vừa tự do phóng túng, ở tài năng lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

LĐ 4: Bình luận hai ý kiến 

  • Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về vẻ đẹp của đoạn trích tuỳ bút. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến chất trí tuệ, ở lao động nghệ thuật rất công phu của một con người thiết tha yêu những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, của dân tộc và tình yêu, sự gần gũi đối với những người lao động bình thường. Ý kiến thứ hai thể hiện chất tài hoa, tài tử và phong cách độc đáo vừa thống nhất vừa cách tân sáng tạo trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân .
  • Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của Tuỳ bút Sông Đà và tư tưởng của nhà văn.

KB: Khẳng định lại vấn đề + Liên hệ mở rộng


Đề 3: 

MB: Dẫn dắt + nêu vấn đề

TB:

LĐ 1: Giải thích nhận định

  • Cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm: NT luôn săn tìm cái đẹp, đối tượng mà ông tìm đến phải mang vẻ đẹp tuyệt mĩ, gây ấn tượng mạnh mẽ. Bên cạnh đó NT cũng đem cảm quan nghệ sĩ đầy độc đáo của mình để soi tìm, nhìn nhận và đánh giá sự vật, con người.
  • Cách thể hiện truyền tới người đọc những cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm

=> Khẳng định phong cách nghệ thuật của NT

LĐ 2: Khái quát về tác phẩm NLĐSĐ

LĐ 3: Chứng minh nhận định qua tác phẩm NLĐSĐ

  • Cảm giác, cảm xúc mới lạ khi khai thác và khắc họa vẻ đẹp của SĐ và người lái đò
  • Cách thể hiện độc đáo, truyền cảm tới bạn đọc: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ...

LĐ 4: Đánh giá

  • Khẳng định tính đúng đắn của nhận định và tài năng của NT

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng


Đề 4:

MB: Dẫn dắt + nêu vấn đề

TB:

LĐ 1: Khái quát về tác giả tác phẩm

LĐ 2: Giải thích ý kiến

  • “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”: Người nghệ sĩ tài hoa là những người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui buồn của đời sống và có khả năng thể hiện những rung động ấy bằng những phương tiện nghệ thuật đặc thù. Ở ý kiến trên, người nghệ sĩ tài hoa được hiểu là người đạt tới trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp và có đời sống tâm hồn đậm chất nghệ sĩ.
  • “Ông lái đò là một người lao động bình thường”: Người lao động bình thường là người lao động thầm lặng, vô danh, không tên tuổi giống như bao người lao động khác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

=> Khẳng định 2 ý kiến trên bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện chân dung, tính cách người lái đò sông Đà. 

LĐ 3: Chứng minh nhận định

  • Ông lái đò - một nghệ sĩ tài hoa:
  • Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm, gian nguy.
  • Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện, cao cường.
  • Cuộc băng ghềnh vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một "tay lái ra hoa”:

Vòng vây thứ nhất

Vòng vây thứ hai

Vòng vây thứ ba

  • Ông cũng là một người lao động bình thường:
  • Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề sông nước như bao người lái đò khác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo.
  • Đời sống tâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn nhớ về nương ruộng, bản mường.
  • Nghệ thuật thể hiện:
  • Ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, tài hoa; kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo, sáng tạo
  • Bút pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị; vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.

LĐ 4: Đánh giá

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng

3. Dạng đề phân tích, cảm nhận

Đề 1: 

MB: Dẫn dắt + nêu vấn đề

TB:

LĐ 1: Khái quát tác giả tác phẩm

LĐ 2: Phân tích:

  • SĐ hung bạo
  • SĐ trữ tình

LĐ 3: Đánh giá

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng


Đề 2: Định hướng làm bài: Khái quát tác giả tác phẩm => Phân tích vẻ đẹp của người lái đò SĐ: lai lịch ngoại hình, tài hoa trí dũng vô song, người nghệ sĩ trên sông nước => Đánh giá


Đề 3: 

MB: Dẫn dắt + nêu vấn đề

TB: 

LĐ 1: Khái quát tác giả tác phẩm

LĐ 2: Phân tích đặc sắc ngôn ngữ trong đoạn miêu tả sông Đà

  • Từ ngữ được sử dụng sắc sảo in đậm dấu ấn riêng. Ngữ nghĩa, ngữ điệu biến đổi, chuyển hóa: sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ, nắng ròn tan, nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, đề thơ vào sông nước… Tác giả còn sáng tạo những từ ngữ mới, cô đọng, giàu ý nghĩa: luôn gân, luôn tim, bờm sóng…
  • Tác giả đã diễn tả đa dạng, nhiều góc cạnh. Câu văn rất đỗi ngắn gọn phối hợp với câu thật dài: đoạn tả chặng cuối vượt vòng vây thứ ba, đang viết câu chất chồng ý (… Cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền… xuyên nhanh, vừa xuyên vừa…), đã kết lại bằng một câu rất gọn, biểu thị ý hoàn thành: Thế là hết thác.
  • Nét độc đáo trong việc miêu tả con sông Đà là vừa có khi vừa thể hiện mặt hung dữ, vừa gợi lên khía cạnh thơ mộng của đối tượng miêu tả, vừa lại như ném ra những chi tiết rất tự nhiên, không trau chuốt (con sông đánh đòn hiểm độc nhất với con đò) vừa chắt lọc những chi tiết, những hình ảnh rất trữ tình, rất thơ (ven Sông Đà lặng tờ).

LĐ 3: Đánh giá

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng

No comments:

Post a Comment

Huy Tưởng

  Chiều tĩnh vật   Chiều đã ngấm sâu dưới mái Em nghe không chất ngất tiếng hoàng hôn giập vỡ những cánh mây hiền giả những kè đá cam lò...