“Người chồng ngồi lặng yên
nhả khói thuốc. Khói thuốc ấm áp toả vòng tròn trên hai con mắt nâu đã đục vàng
vì những đêm liên miên mất ngủ. Thỉnh thoảng, những ngón tay dài đã gầy gò lồng
trong mái tóc cắt ngắn lô nhô sợi buồn rã rượi, cào một vòng, trút bỏ bụi mù
của đường xa đã đi.
Chồng không nói gì. Vợ cũng
im hơi, nhưng hai người nghe rõ trong nhau những tiếng thở dài thầm kín pha lẫn
những tiếng kêu gào náo nức quắt quay của phút đợi chờ phập phồng kéo dài tưởng
đến hết một đời người chưa dứt”.
Có thể nói, văn phong của
Nguyễn Thị Hoàng cũng tựa như của Mai Thảo: rất “điệu đà”, rất “bay bướm” và
rất “làm dáng”… đến độ nhiều khi trở thành sáo rỗng. Chẳng hạn như trong Người
yêu của Đấng Trời, một tiểu thuyết đã được viết từ hơn một chục năm nay
nhưng chưa hề xuất bản. Hợp Lưu trích đăng một chương có những
đoạn viết:
‘‘Tất cả đều in bóng lên nền
xanh bát ngát của lòng trời, và những đôi mắt linh hồn mãi mãi tìm nhau, vẫn
dồn trút niềm yêu và nỗi đau trong cái nhìn đáy thẳm tuyệt vời của im lặng và
bóng tối.’’
…
‘‘Khoác lên trái tim chưa
yêu của Chúa một vầng hoa nguyệt quế nghìn thu. Và trái tim nào đã yêu đến tan
nát cả chân như thể tánh mình, hãy lấy búa kim cương đóng lên một chiếc đinh
vàng, để dưới bóng Chúa lung linh nến hồng thuở trước, trên tình yêu không bao
giờ có thực của chúng ta, một giọt máu trường sinh nhỏ xuống.’’
“Em mười sáu tuổi tơ măng
Thịt da đốt cháy thiên đường tình yêu”
“Trong cơn chăn gối rã rời
Im nghe từng chuyến xe đời đi qua”
“Đường về không nhịp trùng lai
Chúa ơi con sợ… ngày mai một mình”
“Nhìn lên thành phố không đèn
Âm u còn một màn đêm cuối cùng
Mắt sâu dòng lệ ngập ngừng
Mình xa nhau đến muôn trùng thời gian”
“Lênh đênh tiếng hát kinh cầu
Ăn năn cổ thụ cúi đầu ngẩn ngơ
Trên cao tháp cũ nhà thờ
Hồi chuông tưởng niệm bây giờ còn vang”
Lối gieo vần trong thơ 8 chữ
cũng là một thể nghiệm mới lạ của nhà thơ nữ:
“Em đợi anh về những chiều thứ bẩy
Hiu hắt vòm trời buổi sáng thứ hai
Nhạc dạo mơ hồ trong tiếng mưa bay
Thành phố ngủ quên những ngày chủ nhật”
“Cho em xin một chiều vui thứ bẩy
Có nhạc phòng trà có lá me bay
Tiếng gió reo vui đêm dài xa lộ
Nửa cuộc đời còn khoác kín vòng tay”
Và cuối cùng là những vần
thơ 5 chữ trong bài Lời rêu:
“Uống cùng nhau một giọt,
Đắng cay nào chia đôi
Chung một niềm đơn độc,
Riêng môi đời phai phôi.
Say dùm nhau một giọt!
Chút nồng thơm cuối đời.
Vướng dùm nhau sợi tóc,
Ràng buộc trời sinh đôi”.
Buồn thay, không mấy ai trong chúng ta nhận chân được thân
phận đọa đày của mình trong kiếp sống trầm luân, không mấy ai dám nhìn thẳng
vào thực trạng nô lệ của mình trong gông cùm bản ngã. Chúng ta cứ mãi chìm sâu
trong bể khổ vì tưởng bả mồi danh lợi là chân hạnh phúc, và không biết rồi đây
sẽ ngã gục ở một phương trời nào mà cứ tưởng mình đang hướng về một tiền đồ xán
lạn.
Hầu như mọi người đều muốn được vạn
thọ vô cương, trường sinh bất lão, nghĩa là muốn được tồn
tại mãi mãi. Vì vậy chúng ta thường nghe những lời chúc tụng lý tưởng
như muôn năm, bất diệt, trường tồn, vĩnh cửu... Dù trong khổ đau
con người vẫn ao ước được sinh tồn với hy vọng một ngày nào đó khổ đau sẽ chấm
dứt hay hạnh phúc sẽ đến. Khát vọng được tồn tại vĩnh viễn, hay ít nhất cũng
được tái sinh để trở thành một hình thức sinh tồn nào đó, đặc biệt là được tái
sinh trong Sắc giới hoặc Vô sắc giới chính là hữu lậu. Nhiều tôn giáo hay triết
thuyết cố gắng đưa ra những lý tưởng của sự vĩnh hằng, trường cửu như Thượng
Đế, Đại Ngã, Phạm Thiên cùng với những tín điều hấp dẫn khác nhằm thỏa mãn thị
hiếu cố hữu này của con người. Đôi lúc một số người nghiên cứu Phật học cũng
hiểu lầm có một hằng thể gọi là Phật Tánh giống như là Phạm Thể.
Có thật con người sẽ được đời đời sống an lành dưới sự che chở của Đấng Toàn Năng hay Đức Phạm Thiên nào đó như những lời hứa hẹn của các Tôn giáo ấy không? Đức Phật khẳng định: "Không". Ngài dạy rằng những hứa hẹn trên chỉ làm cho con người đắm chìm sâu hơn trong bể khổ trầm luân vì đó chính là hữu lậu.
không mấy ai trong chúng ta nhận chân được thân phận đọa đày
của mình trong kiếp sống trầm luân, không mấy ai dám nhìn thẳng vào thực trạng
nô lệ của mình trong gông cùm bản ngã. Chúng ta cứ mãi chìm sâu trong bể khổ vì
tưởng bả mồi danh lợi là chân hạnh phúc, và không biết rồi đây sẽ ngã gục ở một
phương trời nào mà cứ tưởng mình đang hướng về một tiền đồ xán lạn.
No comments:
Post a Comment